Mua ban co phieu - Khối ngoại dè dặt với chứng khoán phái sinh
Mua ban co phieu - Khối ngoại dè dặt với chứng khoán phái sinh
Khác với động thái tích cực trên thị trường mua ban co phieu, chứng khoán cơ sở, dòng tiền của khối ngoại tỏ ra khá dè dặt trên thị trường chứng khoán phái sinh.
Ngày 10/8/2017, thị trường mua ban co phieu, chứng khoán Việt Nam chứng kiến một bước phát triển mới với sự ra đời của những sản phẩm phái sinh đầu tiên, bao gồm hợp đồng tương lai chỉ số VN30, HNX30 và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Trước mắt, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 được đưa vào giao dịch.
Sau hơn 3 tuần giao dịch, nhà đầu tư đã bắt đầu làm quen và có những động thái khá tích cực. Trung bình 5 phiên gần nhất, thanh khoản thị trường phái sinh đạt 419 tỷ đồng/phiên, tương đương khoảng 10% thanh khoản trung bình trên thị trường cơ sở.
Ghi nhận từ một số công ty chứng khoán đang cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh, những giao dịch đầu tiên chủ yếu vẫn xuất phát từ nhà đầu tư cá nhân trong nước.
Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 1/9, có hơn 63.000 hợp đồng phái sinh được giao dịch, với tổng giá trị hơn 4.727 tỷ đồng. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 3 hợp đồng, với giá trị 223 triệu đồng và bán ra 5 hợp đồng, với giá trị 374 triệu đồng.
Sự dè dặt với thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam của khối ngoại không chỉ thể hiện ở dòng tiền ít ỏi đổ vào thị trường này, mà được đại diện một số tổ chức đầu tư nước ngoài cho biết, hiện chưa có ý định tham gia.
Chẳng hạn, ông Kim Hyung Jun, Giám đốc Công ty Quản lý quỹ Eugen Asset Management (Hàn Quốc) chia sẻ, Công ty sẽ chưa tham gia thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam trong thời gian tới. Theo ông Kim, rủi ro lớn đối với thị trường phái sinh Việt Nam nằm ở việc đánh giá sự biến động của các công cụ phái sinh, vì việc xử lý tỷ giá và thanh khoản ở Việt Nam rất khó thực hiện.
Trước đó, ông Veraphong Chutipat, Trưởng đoàn nhà đầu tư đến từ Thái Lan trong một cuộc tiếp xúc đầu tư tại Việt Nam tháng 5/2017 nhận định, chứng khoán phái sinh Việt Nam giai đoạn đầu khó có thể thu hút được nhà đầu tư nước ngoài. Một trong những lý do quan trọng là vấn đề thanh khoản của thị trường cơ sở.
Theo ông Verapong, để cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán cơ sở, cơ quan quản lý cần xem xét nâng biên động giao dịch của sàn HOSE lên trên 7%. Tại Thái Lan, biên độ của thị mua ban co phieu trong một phiên giao dịch lên đến 30% so với giá tham chiếu đóng cửa phiên trước đó. Điều này giúp nhà đầu tư có thêm nhiều cơ hội và thuận lợi hơn khi mua bán cổ phiếu trên thị trường.
Mặt khác, nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài và cho phép sử dụng chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết cũng là cách để củng cố sự tham gia của khối ngoại, qua đó cải thiện thanh khoản thị trường cơ sở.
“Chỉ khi thị trường cơ sở đủ hấp dẫn thì thị trường phái sinh mới có thể hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư”, ông Verapong nói.
Dưới góc nhìn của ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khối khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài có nhiều lý do để chưa tham gia tích cực vào thị trường chứng khoán phái sinh. Thị trường này còn quá mới, sản phẩm mới chỉ dừng ở hợp đồng tương lai chỉ số VN30, không có nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư. Trong khi đó, cơ hội tại thị trường cơ sở phù hợp hơn với khẩu vị đầu tư của đa số nhà đầu tư nước ngoài là mua và nắm giữ dài hạn.
Theo ông Linh, để thị trường chứng khoán phái sinh thực sự thu hút nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nước ngoài nói riêng, trước mắt, cần tiếp tục quảng bá rộng rãi hơn các sản phẩm phái sinh đến công chúng đầu tư để mọi người làm quen, sau đó là tham gia thị trường để tăng thanh khoản.
Tuy nhiên, ông Linh cho rằng, không nhất thiết phải đặt mục tiêu thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán phái sinh ở thời điểm này. Bởi dòng tiền ở thị trường chứng khoán phái sinh là dòng tiền nhanh, không giống thị trường cơ sở là mua nắm giữ, có tính ổn định cao và đây chính là giá trị quan trọng của việc thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét